Đây là phương pháp làm muối mà tôi ghi lại ở huyện Cát
Hải - Hải Phòng. Vì nước làm muối hiện tại khá nhạt do không được theo dõi quản
lý chặt chẽ ở hồ điều hòa và giá trị kinh tế của nghề muối là rất thấp nên
nhiều diêm dân đã bỏ nghề sang nuôi ngao để phát triển đời sống
! Nước mặn được đưa
qua rãnh nhỏ vào đồng cát để cát nhiễm mặn. Đây thực chất là phương pháp cô
muối vào cát để tăng độ mặn của nước kết tinh
muối.
Dụng cụ chia độ để kiểm tra độ mặn của nước đầu
vào.
Cát giữ muối. Cát
có màu nâu thì mức độ giữ muối càng tốt. Cát có màu trắng là chất lượng nước
đầu vào khá nhạt - Kinh nghiệm của người dân cho
biết
Cát được cào vào
bể để rửa muối !
Nước rửa từ bể chảy
vào cái Chạp (tên địa phương). Đây là nước đủ mặn có thể làm
muối.
Nước từ chạp được
đổ vào bể làm trong để khi phơi muối có màu trắng
tinh.
Nước mặn trong từ
bể được đổ ra sân phơi bê tông để kết tinh thành hạt muối. Tùy vào thời tiết mà
độ dày của lớp nước phơi trên sân bê tông dày hay mỏng.
Sản phẩm muối được
tập kết tại nhà kho nhỏ cạnh đồng muối. Cuộc sống của người dân khó khăn vì kết
quả phụ thuộc vào thời tiết, đầu ra của sản phẩm (tại thời điểm tháng 11, mỗi
ruộng muối 100m2 chỉ thu được 20.000đ/ ngày).
Nghề muối bị xóa sổ ở Cát Hải
trong tương lai gần
- Vì
lợi nhuận của nghề làm muối thấp hơn nghề nuôi trồng thủy sản, nghề đi biển,
vận tải nên sự quan tâm và đầu tư của chính quyền được xem nhẹ. Ví dụ như quản
lý nguồn nước đầu vào làm muối bỏ ngỏ nên độ mặn của nước làm muối nhạt dẫn đến
hiệu quả thấp. - Bên cạnh đó là sự quy hoạch của các cảng lớn nên
nguy cơ cánh đồng muối bị xóa sổ là tương lai không
xa.
Nguồn: ThS. Lê Xuân Sinh,
6/2010
Source: http://bienxanh.net |