Trang chủ
Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Tổng số truy cập:
56.831

Publisher

Main » Articles » My articles

Nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam

Trong lĩnh vực Sinh học, Sinh thái biển, các hoạt động điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học biển vẫn được chú trọng, song với các nội dung đã có đổi mới so với trước đây. Trong khi các hoạt động điều tra thống kê sinh vật biển vẫn được tiếp tục thực hiện, chú trọng các nhóm sinh vật còn ít biết như: giáp xác nhỏ, thân mềm nhỏ đáy biển, thú biển, rùa biển, cỏ biển, tảo độc … một hướng nghiên cứu được mở rộng là nghiên cứu các hsinh thái (HST) biển, gắn với các vấn đề đánh giá tình trạng môi trường, xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên biển, tập trung vào các hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biểntrước đây còn chưa được nghiên cứu nhiều do chưa có được kỹ thuật lặn sâu. Mở rộng nghiên cứu các hệ sinh thái biển, từ các vấn đề về cấu trúc cho dến chức năng, các nguyên nhân gây suy thoái và bước đầu nghiên cứu phục hồi, là một điểm mới trong hoạt động nghiên cứu sinh học, sinh thái biển giai đoạn vừa qua. Cũng trong hướng nghiên cứu sinh thái biển, cần nói đến một vấn đề nghiên cứu thời sự hiện nay, đó là nghiên cứu tảo độc hại biển và hiện tượng thuỷ triều đỏ ở biển, lần đầu tiên được nghiên cứu ở nước ta.


Hình 3.1: HST rn san hô quần đảo Trường Sa

Mở rộng nghiên cứu sinh vật biển ra vùng xa bờ, vùng nước sâu là điểm mới thứ hai trong nghiên cứu đa dạng sinh học cũng như nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển, nhằm phục vụ chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ của Nhà nước. Trong hướng nghiên cứu mới này, đáng chú ý là các hoạt động điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng quần đảo Trường Sa, và với sự hợp tác với nước ngoài (Philippin), lần đầu tiên, chúng ta đã có hoạt động khảo sát sinh vật biển trong vùng biển ngoài phạm vi vùng biển chủ quyền nước ta ở vùng khơi Biển Đông. Điểm mới thứ ba của hoạt động điều tra nghiên cứu biển trong giai đoạn vừa qua là hoạt động bổ sung, hoàn thiện nghiên cứu đánh giá nguồn lợi sinh vật biển. Trong hướng nghiên cứu này, đã có những điều tra khảo sát bổ sung, đánh giá lại nguồn lợi cá biển và các hải sản ngoài cá, cả vùng ven bvà vùng xa b, với các Dự án khảo sát và thống kê nghcá quy mô lớn, với sự hợp tác với nước ngoài (Đan Mạch, Nhật Bản), nhằm hoàn thiện một bước việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi sinh vật biển nước ta. Ngoài việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi truyền thống, điểm mới trong giai đoạn vừa qua còn ở những hoạt động nghiên cứu phát hiện, triển khai công nghệ khai thác tiềm năng các chất có hoạt tinh sinh học có giá trị dược liệu, dinh dưỡng, nguyên liệu công nghiệp từ sinh vật biển, một hướng khai thác theo chiều sâu tiềm năng nguồn lợi sinh vật biển có nhiều triển vọng, đang là thời sự thế giới hin nay.

Ngoài những hoạt động chủ yếu nói trên, còn có những hoạt động tham gia các Chương trình, Đề án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, cũng được tăng cường, có nhiều kết quả trong giai đoạn vừa qua, đối với nghiên cứu biển nói chung cũng như sinh học biển nói riêng.

 

nh 3.2: Đàn cá heo tại quần đảo Trường Sa

Với những hoạt động nghiên cứu mới được mở ra trong lĩnh vực sinh học, sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển trong thời gian qua, có thể nói rằng, giai đoạn 10 - 15 năm qua, tuy không dài, song với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ nước ta, được cải thiện một bước về điều kiện làm việc, hoạt động nghiên cứu biển nước ta đã có được những bước tiến đáng kể, tạo đà cho những bước phát triển mới.



Trích: Kỷ yếu hội thảo môi trường biển toàn quốc lần thứ V, pp18-21.

Biên tập: Bienxanh.net


Category: My articles | Added by: sinhlx (2012-05-12)
Views: 924 | Tags: sinh hoc bien | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Mời xem chi tiết tại http://bienxanh.net