Trang chủ
Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Tổng số truy cập:
56.831

Publisher

Main » Articles » My articles

Tiềm năng năng lượng biển Việt Nam

Việt Nam với chiều dài của đường bờ biển lên đến trên 3200km và hàng nghìn hòn đảo nền có nguồn năng lượng biển dồi dào. Hiện tại chúng ta cần phải chú trọng vào các định hướng sau để khai thác:

- Phát triển kinh tế biển là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Để phát triển kinh tế biển cần có năng lượng. Các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, ngoài ra vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác năng lượng cũng trở lên cấp thiết do vậy cần đẩy mạnh nghiên cứu các nguồn năng lượng biển khác (băng cháy) trong đó ưu tiên nghiên cứu, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên biển.


Hình 1: Khai thác năng lượng gió tại đảo Bạch Long Vỹ

- Năng lượng tái tạo trên biển Việt Nam rất đa dạng. Các nguồn năng lượng biển chủ yếu là năng lượng bức xạ, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt biển và các nguồn năng lượng sinh học biển. Trong những năm vừa qua các nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời trên đất liền và ven biển đã được đầu tư nghiên cứu khá mạnh.

- Khu vực ven biển và hải đảo Miền Trung và Nam Bộ là khu vực có tiềm năng năng lượng mặt trời tốt nhất nên đã xây dựng được nhiều trạm năng lượng mặt trời phục vụ dân sinh. Xu thế chung là do giá thành còn cao, điện mặt trời chưa được sử dụng rộng rãi. Tại các cửa sông trên toàn dải ven bờ nước ta, việc sử dụng các giàn pin mặt trời làm phao  tiêu hàng hải đã đạt kết quả rất hữu hiệu trong các điều kiện thời tiết khốt liệt (gió mùa và bão). Tổ chức khí tượng thế giới đã ban hành hướng dẫn về tính toán bức xạ dùng cho mục đích khai thác năng lượng.

- Nguồn năng lượng gió trên các vùng ven biển và hải đảo của nước ta khá dồi dào. Vào

cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước các loại động cơ gió phát điện có công suất nhỏ từ 150W dến 500W được triển khai áp dụng hàng loạt tại các vùng ven biển hải đảo. Tại đảo Bạch Long Vĩ, tháng 12/2004 đã hoàn thành trạm phát điện bằng sức gió có công suất 850 KW (tuy nhiên đến tháng 6/2006 trạm ngừng cấp điện do hệ thống điều khiển bị hỏng). Đầu năm 2011 giai đoạn 1 của nhà máy điện sức gió tại Tuy Phong, Bình Thuận đã hoàn thành với 20 cột gió có công suất 1,5 MW mỗi cột đã hòa vào điện lưới quốc gia.

- Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được nghiên cứu và áp dụng (Cù Lao Chàm). Đã tiến hành tính toán cụ thể tiềm năng khai thác năng lượng gió cho một số vùng biển, hải đảo (Quan Lạn, Cô Tô …..).

 

Hình 2: Các cột phát điện sức gió đầu tiên ven biển Tuy Phong - Bình Thuận

(tháng 6/2010).

- Một số các đề tài cấp bộ, nhà nước về năng lượng biển đã được triển khai, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá tiềm năng lý thuyết nguồn năng lượng biển chủ yếu gồm năng lượng bức xạ, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng thủy triều

- Về năng lượng bức xạ và năng lượng gió đã có các công nghệ khai thác rõ ràng nhưng đối với các dạng năng lượng biển khác như năng lượng sóng, thủy triều các nghiên cứu chưa được gắn với công nghệ khai thác.

- Các sơ đồ bản đồ phân bố năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng chảy trên vùng ven bờ và hải đảo còn chưa đạt được mức độ chi tiết giúp cho các nhà quản lý sử dụng trong quy hoạch phát triển năng lượng khu vực.

 

Hình 3: Bản đồ tiềm năng năng lượng gió trung bình năm tại độ cao 60m

vùng Biển Đông và kề cận (Đề tài KC.09.19/06-10)


Trích kỷ yếu hội thảo môi trường biển lần thứ 5, pp 26-28

Biên tập: Bienxanh.Net



Category: My articles | Added by: sinhlx (2012-05-12)
Views: 1395 | Tags: nang luong gio | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Mời xem chi tiết tại http://bienxanh.net