Trang chủ
Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Tổng số truy cập:
56.831

Publisher

Main » Articles » My articles

Kinh nghiệm viết báo cáo khoa học !
ối với một nhà khoa học, nhà báo viết về lĩnh vực nghiên cứu thì sản phẩm của các công trình nghiên là các báo cáo khoa học và bài báo. Vậy cách viết bài báo, báo cáo khoa học như thế nào để minh chứng thuyết phục các độc giả các công việc quy trình của mình thực hiện được. Các công trình hay báo cáo khoa học phụ thuộc rất nhiều vào số năm kinh nghiệm của các nhà khoa học trong sự nghiệp của mình.

Báo cáo đề tài luận án tiến sỹ - ĐHBK Hà Nội, 2010
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, viện nghiên cứu cấp quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tổ chức hàng trăm hội thảo khoa học, bảo vệ đề tài nên đây là cơ hội để các nhà khoa học trẻ nâng cao kỹ năng trình bày khoa học. Một trong các kinh nghiệm trình bày báo cáo được chia sẻ tới các nhà khoa học trẻ. Đặc biệt bài viết mong được các chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia khoa học để có nhiều kinh nghiệm hay giúp cho các nhà khoa học trẻ.

1. Các báo cáo, bài báo khoa học nên theo các bố cục chung của các báo cáo tham khảo của các nhà khoa học đi trước và theo quy định của cơ quan lý.

Không sáng tạo theo kiểu bí ngô !
2. Câu văn viết trong sáng và câu đơn giản có cấu trúc S+V+O. Như vậy để người đọc dễ hiểu và đặc biệt là một kinh nghiệm tôi thấy là rất dễ dàng khi bạn dịch sang tiếng anh.

1+1 = 2 thôi !
3. Độ dày của báo cáo khoa học là không cần thiết nên cần phải trình bày ngắn gọn và tránh lặp lại theo kiểu "copy".

Dày thế nào là đủ ?
4. Tài liệu tham khảo đưa vào các danh mục đã tham khảo tránh số lượng. Các bạn không nên đánh số ngay từ đầu vì như vậy sẽ bị rối khi bổ sung tài liệu. Tôi thường viết theo kiểu như sau: Lê Xuân Sinh (2010) {10}--> Như vậy nếu bạn dễ dàng tra lại tài liệu tham khảo.

Look ?
5. Các kết quả nghiên cứu bám vào nội dung đề cương được duyệt . Các giải pháp nêu trong phạm vi mà đề tài có thể giải quyết, không đưa giải pháp "chung chung" có thể đưa bất kỳ đề tài nào cũng được.

6. Kết luận nêu bật kết quả nghiên của đề tài, dự án mà không sa vào kể lại công việc thực hiện. Nên bám vào tên, mục tiêu đề tài để kết luận công việc chúng ta đã thực hiện đến đâu và cần phải khuyến nghị để giải quyết công việc như thế nào trong tương lai.

7. Nên sử dụng các phần mềm kiểm tra chính tả và kiểm soát lỗi bằng các báo cáo được in nháp. Khi bạn kiểm tra trên máy tính thường nhiều lỗi bị bỏ qua vì hoa mắt và lướt nhanh.

Thế này gọi là hoa mắt !
............
Đó là một số ý kiến của tôi khi tham gia hội thảo, xin mời ý kiến đóng góp các chuyên gia khoa học để nâng cao kỹ năng viết báo cáo khoa học trẻ trong sự nghiệp nghiên cứu mà "học nữa, học ...đến bao giờ".
(Tôi viết website bienxanh.net cũng là một cách nâng cao kỹ năng viết báo của mình).

PV:ThS.NCS.Lê Xuân Sinh
Phòng Hóa học môi trường Biển
Viện TN&MT Biển






Category: My articles | Added by: sinhlx (2012-03-22)
Views: 1140 | Comments: 2 | Rating: 0.0/0
Total comments: 2
2 murdy  
0
Hi, this is Anna. I am sending you my intimate photos as I promised. https://tinyurl.com/ybtp5zgu

1 Mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả !  
0
Độc giả có thể không cần điền thông tin email.
Bắt buộc đánh mã code dưới đây

Name *:
Email *:
Code *:
Mời xem chi tiết tại http://bienxanh.net