HÀM LƯỢNG THUỶ NGÂN (Hg) TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH VÙNG NUÔI NGAO Ở CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG 1. MỞ ĐẦU Vùng cửa sông Bạch Đằng là vùng cửa sông hình phễu
được hình thành cách đây khoảng 700 năm. Dưới tác động của quá trình
sông và biển, vùng cửa sông Bạch Đằng đã tạo ra các dạng địa hình đa
dạng với bãi triều rộng, hệ thống lạch triều dầy đặc,... tạo điều kiện
thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, vùng cửa sông Bạch Đằng là
nơi tập trung diện tích lớn các khu vực nuôi trồng thủy sản như nuôi cá
lồng bè, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đầm nuôi tôm,v.v..., đặc biệt là tập
trung nhiều bãi nuôi một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao, sò, tu
hài,...). Vùng cửa sông Bạch Đằng cũng được xác định là điểm
nóng về môi trường. Hàng năm, khu vực cửa sông này tiếp nhận một lượng
lớn các chất thải từ nguồn lục địa với một số chất ô nhiễm thường xuyên
có hàm lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, nhất là một số kim loại.
Những năm gần đây, ô nhiễm vùng cửa sông Bạch Đằng đã có dấu hiệu tác
động tiêu cực đến hệ sinh thái và nuôi trồng thuỷ sản. Ngao là đối
tượng nuôi chịu tác động mạnh của ô nhiễm kim loại; các tác động có thể
gây chết hoặc tích tụ kim loại trong cơ thể ảnh hưởng đến sinh trường
và phát triển. Báo cáo đưa ra các thông tin về hiện trạng và biến
động hàm lượng Hg trong môi trường nước và trầm tích ở bãi nuôi ngao
vùng cửa sông Bạch Đằng làm cơ sở đánh giá tác động của ô nhiễm môi
trường đến ngao nuôi, để sớm có những giải pháp khắc phục. 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu Khu vực nghiên cứu là 04 bãi nuôi ngao ở vùng cửa
sông Bạch Đằng - Hải Phòng. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng
03 - 09/2009. Báo cáo sử dụng số liệu môi trường từ 06 đợt khảo sát vào các tháng
3, 4, 5, 6, 7 và 9 năm 2009 của đề tài "Nghiên cứu đánh giá sự tích tụ
kim loại nặng (As, Cd, Cu và Hg) trong ngao (Meretrix lyrata)
nuôi ở một số vùng ven biển Bắc Bộ, phục vụ công tác cảnh báo môi
trường và phát triển sản xuất ngao đạt hiệu quả” để đánh giá hàm lượng
Hg ở khu vực nghiên cứu 2.2. Phương pháp Sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ
cấp về hàm lượng Hg ở vùng cửa sông Bạch Đằng để so sánh đánh giá với
kết quả nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ
nguyên tử hoá hơi lạnh theo APHA - 3500 - Hg B để xác định Hg trong môi
trường nước; Hàm lượng Hg trong trầm tích cũng được xác định theo APHA
- 3500 - Hg Bsau khi vô cơ hoá mẫu. Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để đánh giá chất lượng môi
trường nước theo quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT; Sử dụng GHCP ISQG (Interim sediment quality guidelines) của Úc (2000) để đánh giá chất lượng môi trường trầm tích ở khu vực nghiên cứu (do Việt Nam chưa có quy định). Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý, tính toán số liệu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lượng Hg trong môi trường nước Hàm lượng Hg quan trắc được trong môi trường nước ở vùng nuôi ngao
trong năm 2009 dao động từ 0,15 - 0,62µg/l, trung bình 0,47µg/l. Như
vậy, các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng Hg thấp hơn giới hạn cho
phép (1µg/l) theo QCVN 10:2008/BTNMT. Chỉ số RQHg trung bình (0,47) trong môi trường nước ở mức an toàn về môi trường (RQHg
< 0,75). Trong các tháng quan trắc năm 2009, hàm lượng Hg trung bình
có xu hướng tăng dần từ tháng 3 (0,35µg/l) đến tháng 7 (0,53µg/l), giảm
nhẹ ở tháng 9 (0,48µg/l). Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu ghi nhận được
cần có những nghiên cứu bổ sung để đánh giá sát thực bản chất môi
trường vùng cửa sông Bạch Đằng (Hình 1.1).
Hình 1.1. Hàm lượng Hg trung bình trong môi trường nước theo các tháng ở bãi nuôi ngao vùng cửa sông Bạch Đằng năm 2009 Theo mùa, hàm lượng Hg quan trắc được trong mùa mưa
có hàm lượng cao hơn so với mùa khô, do chịu ảnh hưởng lớn của nguồn
lục địa. Mùa khô, Hg dao động từ 0,15 - 0,59µg/l và dao động từ 0,27 -
0,62µg/l trong mùa mưa. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với
nghiên cứu của Cao Thu Trang (2008) [3] và Lê Xuân Sinh (2009) [2]. So với kết quả nghiên cứu của các năm trước (2000 -
2008) ở vùng cửa sông Bạch Đằng [2, 3], kết quả phân tích hàm lượng Hg
trung bình trong năm 2009 (0,47µg/l) thấp hơn không đáng kể so với hàm
lượng Hgểtung bình trong năm 2002 (0,54µg/l) và 2008 (0,53µg/l). Theo
kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2009), hàm lượng Hg trong môi
trường nước ở vùng cửa sông Bạch Đằng từ năm 2000 đến năm 2008 nhìn
chung có xu hướng tăng (hình 1.2). Đây là dấu hiệu của sự suy thoái ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với sức ép từ các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường, sinh vật ngày càng
lớn. Ngao là đối tượng ăn lọc, có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm rất
lớn, nhất là tích tụ kim loại. Trong khi đó, hàm lượng Hg trong môi
trường nước ở vùng cửa sông Bạch Đằng lại biến động khá mạnh, ngao nuôi
ở vùng này có khả năng bị tích tụ Hg trong cơ thể, vấn đề này cần được
nghiên cứu đánh giá.
Hình 1.2. Biến động hàm lượng Hg ở vùng cửa sông Bạch Đằng (Nguồn: Lê Xuân Sinh, 2009) 3.2. Hàm lượng thủy ngân trong môi trường trầm tích Kết quả quan trắc ghi nhận được hàm lượng Hg trong
trầm tích ở bãi ngao dao động từ 0,189 - 0,423mg/kg khô, trung bình
0,296mg/kg khô. Các kết quả quan trắc được đều vượt ngưỡng ISQG thấp
(0,15mg/l) của Úc, đồng nghĩa với hàm lượng Hg đã ở mức có biểu hiện
ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật đáy, trong đó gồm cả đối tượng
ngao nuôi. Tuy nhiên, so với ngưỡng ISQG cao (1mg/kg khô), hàm lượng Hg
quan trắc được vẫn thấp hơn nhiều, chỉ đạt dưới 50% giá trị ngưỡng,
điều này đồng nghĩa với hàm lượng Hg chưa ở mức tác động tức thì đối
với các động vật đáy và ngao nuôi. Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng Hg trong trầm
tích có xu hướng phân bố tăng dần trong các tháng quan trắc, tăng dần
từ tháng 3 đến tháng 9 (Hình 1.3). Tuy nhiên, mức độ gia tăng hàm lượng
Hg không lớn. 3.2. Hàm lượng thủy ngân trong môi trường trầm tích Kết quả quan trắc ghi nhận được hàm lượng Hg trong
trầm tích ở bãi ngao dao động từ 0,189 - 0,423mg/kg khô, trung bình
0,296mg/kg khô. Các kết quả quan trắc được đều vượt ngưỡng ISQG thấp
(0,15mg/l) của Úc, đồng nghĩa với hàm lượng Hg đã ở mức có biểu hiện
ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật đáy, trong đó gồm cả đối tượng
ngao nuôi. Tuy nhiên, so với ngưỡng ISQG cao (1mg/kg khô), hàm lượng Hg
quan trắc được vẫn thấp hơn nhiều, chỉ đạt dưới 50% giá trị ngưỡng,
điều này đồng nghĩa với hàm lượng Hg chưa ở mức tác động tức thì đối
với các động vật đáy và ngao nuôi. Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng Hg trong trầm
tích có xu hướng phân bố tăng dần trong các tháng quan trắc, tăng dần
từ tháng 3 đến tháng 9 (Hình 1.3). Tuy nhiên, mức độ gia tăng hàm lượng
Hg không lớn.
Hình 1.3. Hàm lượng Hg trung bình trong trầm tích theo các tháng ở bãi nuôi ngao vùng cửa sông Bạch Đằng năm 2009. Hàm
lượng Hg trong trầm tích luôn biến động do quá trình lắng đọng trầm
tích và quá trình khuếch tán trầm tích ngược trở lại môi trường nước.
Tuy nhiên, hàm lượng Hg tích tụ trong trầm tích luôn cao hơn nhiều so
với môi trường nước (trung bình cao gấp 630 lần) và phân bố tại các
điểm quan trắc đồng đều hơn so với môi trường nước [1]. Hàm lượng Hg
trong trong trầm tích tồn tại ở cá dạng như carbonat, dạng Fe-Mn ôxít,
dạng hữu cơ,… và chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần mùn (các hạt có
kích thước d<0,5mm) của thành phần cơ giới trầm tích [1]. Do đặc
tính của ngao là sống đáy và ăn lọc, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù
du, bùn bã hữu cơ và các chất rắn lơ lủng, theo Trương Quốc Phú (1998)
thành phần thức ăn trong dạ dầy ngao chiếm khoảng từ 78,82-90,38% là
mùn bã hữu cơ, nên khả năng tích tụ kim loại từ nguồn mùn bã hữu cơ vào
cơ thể ngao là rất lớn.
4. MỘT SỐ NHẬN XÉT - Hàm lượng Hg trong môi trường nước thấp hơn GHCP theo QCVN
10:2008. Biến động hàm lượng Hg theo thời gian khá lớn, có xu hướng gia
tăng hàm lượng trong những năm gần đây. Hàm lượng Hg trong mùa mưa cao
hơn so với mùa khô do chịu ảnh hưởng lớn của nguồn lục địa. - Hàm lượng Hg trong trầm tích ở bãi nuôi ngao vượt ngưỡng cho phép
ISQG thấp từ 1,3 đến 2,8 lần. Tuy nhiên, so với với ngưỡng cho phép
ISQG cao, hàm lượng Hg trong trầm tích bãi luôn ngao vẫn thấp hơn, chỉ
đạt dưới 50% giá trị ngưỡng. Do quá trình lắng đọng, tích tụ và chuyển hoá, hàm lượng Hg tích tụ
trong môi trường trầm tích cao hớn nhiều so với trong môi trường nước,
giá trị trung bình cao gấp 630 lần. - Cần tiến hành nghiên cứu với tần suất dày hơn để đánh giá sát thực
hơn bản chất môi trường ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Xây dựng GHCP của
môi trường trầm tích áp dụng đánh giá chất lượng môi trường trầm tích
với điều kiện sinh thái của Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá hàm lượng các
kim loại trong các hạt keo sét, trầm tích lơ lửng trong môi trường nước
ở bãi nuôi ngao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phạm Kim Phương, 2007. Nghiên cứu sự tích tụ và tự đào thải kim
loại nặng (Cd, As, Pb), hợp chất hưuc cơ gốc chlor (PCBs, DDTs,
Endosunfan) đối với nghêu Meretrix Lyrata trưởng thành trong môi trường
nhân tạo. Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh. 2.Lê Xuân Sinh, 2009. Báo cáo quan trắc hàm lượng kim loại nặng trong nước biển ven bờ phía bắc Việt Nam giai đoạn 1999 - 2008. Lưu trữ tại Thư viện Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 3.Cao Thị Thu Trang, 2008. Đánh giá tình trạng ô nhiễm và suy
thoái môi trường khu vực cửa sông cấm - Bạch Đằng và đề xuất các giải
pháp bảp vệ. Lưu trữ tại Thư viện Viện Tài nguyên và Môi trường biển. | | Bãi nuôi ngao ở khu vực cửa sông Bạch Đằng - Hải Phòng | Xử lý mẫu nước biển phân tích kim loại trong phòng thí nghiệm |
ThS. Nguyễn Công Thành (Vịên Nghiên cứu Hải sản) NCS. Lê Xuân Sinh (Viện Tài nguyên và Môi trường biển)
|