Main » 2012»April»21 » Thủy triều đỏ xuất hiện trở lại vùng biển Cát Bà -Hải Phòng !
3:47 AM
Thủy triều đỏ xuất hiện trở lại vùng biển Cát Bà -Hải Phòng !
Từ cuối tháng 3 đến nay, vùng biển Cát Bà - Hải Phòng đã xuất hiện !
Một trong các nghiên cứu trước đây của Viện Tài nguyên và Môi trường biển trước đây tại vùng biển Cát Bà cũng đã phát hiện hiện tượng thủy triều đỏ. Đây là nguyên nhân sự phú dưỡng hóa vì trong nước có quá nhiều các loại chất dinh dưỡng như N, P. Chính những chất này làm cho thực vật trong nước phát triển rất mạnh.
Hiện tượng thủy triều đỏ tại Cát Bà -10/2006 -Ảnh: TS.Đinh Văn Huy- Viện TN&MT biển
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu Hải sản là đã phát hiện hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra tại khu vực ven biển Đồ Sơn – Cát Bà, Hải Phòng, đề tài "Nghiên cứu nguy cơ bùng phát và đề xuất giải pháp phòng, tránh, giảm thiểu tác hại của thuỷ triều đỏ tại khu vực ven biển Hải Phòng” do Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Nguyên) đã tổ chức khảo sát trên diện rộng khu vực ven biển Hải Phòng nhằm đánh giá quy mô và động cơ bùng phát của đợt thuỷ triều đỏ này. Tác nhân gây ra thuỷ triều đỏ là loài tảo giáp Noctiluca scintillans, chủng màu đỏ. Từ cuối tháng 3 đến nay, loài tảo này bùng phát với mật độ cao, tạo ra các váng nước nổi trên bề mặt. Lớp váng có màu từ hồng nhạt đến đỏ tuỳ thuộc vào mật độ và giai đoạn phát triển của tảo. Do tế bào tảo N. scintillans khá lớn (đến 1mm) và có hình dạng giống trứng cá nên thường bị nhầm lẫn là "trứng cá, trứng sứa”. Khảo sát diện rộng của Viện cho thấy, quy mô đợt thuỷ triều đỏ này khá lớn. Tại khu vực phía đông đảo Cát Bà, chúng tạo những dải thuỷ triều đỏ kéo dài hàng km. Do tương tác thuỷ triều và dòng chảy, một số khối nước mang theo thuỷ triều đỏ trôi dạt và lưu lại vùng ven bờ, vịnh kín yên tĩnh, nơi chúng có điều kiện tiếp tục gia tăng về mật độ, tạo các lớp váng dày đặc. Đây là lý do xuất hiện các dải thuỷ triều đỏ đậm đặc tại một số vũng, áng, âu thuyền ven đảo Cát Bà và Đồ Sơn....Xem chi tiết.
Thủy triều đỏ tại Cát Bà - Nguồn: Viện Nghiên cứu Hải Sản
Nhưng tác hại của thủy triều đỏ liệu có phải làm chết ngao Cát Hải không vì ngao chỉ chết vào tháng 2-3 âm lich. Đâu là mùa mưa phùn nước bị ngọt hóa và thuân lợi cho sự bùng phát nhiều vi rút vi khuẩn hay thực vật
Chúng tôi sẽ mở một diễn đàn trao đổi về vấn đề này