I. Tổng quan về thủy
ngân và tính độc
I.1. Các dạng tồn tại trong môi trường và ứng dụng
Có thể liệt kê thủy ngân theo các dạng tồn tại :
+ Thuỷ ngân nguyên tử, dưới dạng lỏng (kí hiệu Hg0). Đây
là một dạng quen thuộc và thường thấy trong các nhiệt kế.
+ Thuỷ ngân
dưới dạng khí (kí hiệu Hg0), là thuỷ ngân dưới tác dụng của nhiệt chuyển thành
hơi.
+ Thuỷ ngân vô cơ, dưới dạng ion như là (HgO, Hg(OH), Hg2Cl2, HgCl2, HgCl2, HgI2, HgCN2, Hg(NO3)2,
Hg(CNO)2,…) có độ hòa tan khác nhau. Các hợp chất thủy ngân vô cơ được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, quân sự, công nghiệp và được sử dụng để làm
sơn chống hà.
+ Thuỷ ngân hữu cơ: chất metyl thủy ngân, CH HgCl, CH HgOH và phần nhỏ các hợp chất
thủy ngân như là đimetyl thủy ngân và phenyl thủy ngân). Hầu hết các hợp chất thủy
ngân hữu cơ khó hòa tan ((CH3)2Hg+ là phân huỷ chậm và (CH3)Hg+ là hầu như không phân huỷ )và không tham gia phản
ứng trong môi trường axit yếu hoặc ái lực yếu của thủy ngân và liên kết C-O.
Tuy nhiên, CH3HgOH hòa tan khá mạnh nhờ nhóm OH. Các dạng
thủy ngân hữu cơ dạng RHgX (metyl,
đimetyl, Etylmercury Clorua, Etylmercury
photphat, Neptal, Meuro Crom) được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc bảo vệ
thực vật, y tế. Đặc biệt là dạng metyl thuy ngân có tính độc rất cao và gây ra
thảm kịnh ở Vịnh Minamata, Nhật Bản.
I.2. Nguồn thải
Tính
chất hóa học của Hg được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống và là
nguồn thải không mong muốn của nhiều lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là nhiệt
điện.
Khu vực cửa sông
Bạch Đằng là có rất nhiều nhà máy và dân số tập trung với mật độ cao nên đã
thải ra môi trường (nước và trầm tích) một lượng rất lớn lượng Hg trong vào môi
trường. Các nguồn thải baog gồm:
- Mặc dù hiện tại trên thị trường, loại sơn chống
Hà có thành phần gây độc bị cấm nhưng mức độ chưa triệt để nên đây là nguồn gây
ô nhiễm Hg lớn ở khu vực nghiên cứu khi mà ở đây tập trung số lượng lớn các nhà
máy đóng tàu, xí nghiệp sửa chữa, phã dỡ tàu và các hải cảng dọc sông Bạch
Đằng, sông Cấm.
- Nguồn công nghiệp: Đây là lĩnh vực thải lương
lớn Hg vào môi trường không khí và nước.
- Nguồn nông nghiệp:
sử dụng thuốc diệt loài gặm nhấm, diệt nấm.
- Nguồn y học: Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này như quá trình sản xuất và bảo quản vắcxin, nha khoa, công nghệ mỹ phẩm. Hg có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế. Riêng
nhiệt kế do thân làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, làm TN có trong đó thoát ra
ngoài thành những hạt tròn nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Nếu không sớm thu hồi, xử
lý thì chúng sẽ bốc hơi vào không khí, xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường
hô hấp, thấm qua da, gây độc.
- Nguồn sinh hoạt: Nguồn thải
thủy ngân từ việc đốt hay chôn lấp các chất thải đô thị. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến các hợp chất của thủy ngân và lưu huỳnh. Trong nước thải sinh hoạt, đôi khi chứa
hàm lượng thuỷ ngân lớn hơn 10 lần so với thuỷ ngân trong tự nhiên
(0,001-0,0001 ppm) thuỷ ngân được hấp thụ vào các chất cặn lắng của nước và
suối và trở thành nguồn lưu giữ thuỷ ngân gây ô nhiễm thường xuyên cùng với
nguồn chính.
Đặc biệt thủy ngân được sử trong sản xuất
bóng đèn. Sản xuất đèn đứng hàng thứ ba gần bằng với lượng thuỷ ngân sử dụng
trong các bộ chuyển mạch, thiết bị đo và điều khiển ở ô tô và cả ở dây điện ở
Mỹ. Trong các vật dụng hàng ngày như đèn huỳnh quang là nguồn gây ô nhiễm Hg
rất lớn vì mỗi bóng đèn compact để đạt được độ
sáng nhất định và tiết kiệm điện năng so với bóng đèn huỳnh quang và các loại
bóng đèn thông thường khác nhà sản xuất phải dùng một lượng thuỷ ngân nhất định
(0,05ml thuỷ ngân/ bóng). Đáng tiếc là các bóng đèn huỳnh quang lại là một trong các lĩnh vực buộc
phải sử dụng thuỷ ngân vì không có giải pháp thay thế nào. Theo Hiệp hội sản
xuất Điện tử Quốc gia thì mỗi bóng đèn chứa thủy ngân có hiệu suất năng lượng
cao hơn 3-4 lần/1 đơn vị chiếu sáng so với các loại đèn chiếu sáng khác. Số lượng
bóng đèn chứa thuỷ ngân được sử dụng trong thương mại và công nghiệp chiếm tới
2/3 và theo yêu cầu của Quy định chung về Chất thải của Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ thì sản phẩm sau khi sử dụng phải được chôn lấp tại các bãi chôn
lấp chất thải độc hại hoặc đưa đến các cơ sở tái chế. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế
thuỷ ngân chỉ dừng ở mức 28%. Đèn sử dụng cho mục đích sinh hoạt chiếm tới 1/3
nhưng chỉ tái chế được gần 2%. Việc xử lý bòng đèn đã qua sử dụng cho mục đích
sinh hoạt hiện không có quy định cụ thể. Đối với Việt nam thì tỷ lệ tái chế
thấp và mới là mô hình thử nghiệm
I.3. Tính độc của thủy ngân Nhiễm độc cấp tính: khi tiếp xúc với Hg ở nhiệt độ cao,
không gian kín ® ho, khó thở, tim đập nhanh, nếu liều lượng Hg tăng dần ® nhiệt độ cơ thể tăng,
choáng váng, nôn mửa, hôn mê, tức ngực, một số người da tím tái, rét. Quá trình khó
thở có thể kéo dài đến vài tuần.
Ngộ độc cấp
tính do ăn uống
phải một lượng lớn
Hg. Ngộ độc cấp
tính có thể là bị ngất, hôn mê (VD: năm 1952, một
ngôi làng ở Irăc có 1450 người chết do
ăn phải
lúa mì giống do Liên hợp quốc viện trợ, do lua lúa mì giống được
phun tẩm CH3Hg+
để chống nấm.
Nhiễm độc
mãn tính: khi tiếp
xúc với Hg trong một thời
gian dài. Nhiễm độc ở hệ thần
kinh, thận, chủ yếu do
Hg hữu cơ và một số Hg
vô cơ. Triệu trứng sớm nhất của
nhiễm độc Hg là lơ đãng, da xanh tái, ăn khó tiêu, hay đau đầu, có thể kèm
theo viêm lợi, chảy nước bọt, sau đó răng rụng, mòn, thủng, và có
vết đen ở răng, gây tổ thương da.
Triệu trứng điển
hình của nhiễm độc mãn tính Hg biểu hiện ở thần
kinh: liệt, run, liệt mí
mắt, môi, lưỡi, cánh tay, bàn chân... Người
nhiễm độc khó có khả năng điều
khiển vận động, cách diễn đạt thay đổi, nói khó, bắt đầu
câu nói khó khăn, nói lắp. Đối với trẻ em
khi bị nhiễm độc Hg thì thần
kinh phân lập, thiểu năng trí tuệ.
Metyl thủy ngân (CH3)Hg+:
ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương, ngoài ra nó còn gây ra các rối loạn về tiêu hoá và ít ảnh hưởng tới thận. Trong môi trường nước, metyl thủy ngân là dạng
độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế
bào.
Nguồn: NCS. Lê Xuân Sinh
|