Trang chủ
Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Tổng số truy cập:
56.831

Publisher

Main » Articles » My articles

Nuôi trồng san hô tại Vịnh Hạ Long

Nghiên cứu thứ nghiệm trồng phục hồi san hô tại vùng biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

        

Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc thuộc Tỉnh Quảng Ninh là một vùng biển đảo có diện tích rộng 1.553km2, bao gồm 1969 Hòn Đảo lớn nhỏ với những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu như cảnh quan, địa chất, địa mạo đa dạng sinh học, văn hoá lịch sử. Vịnh Hạ Long đã được Nhà nước Việt Nam dân chủ công hoà ra quyết định công nhận xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia (1962) và 2 lần được tổ chức văn hoá khoa học giáo dục của lien hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên và cảnh quan địa chất, địa mạo của thế giới trong các năm 1994 và 2000 từ khi được công nhận. Ban Quản lý Vịnh đã có sự hợp tác, quan hệ rất chặt chẽ với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, các ban ngành TW, địa phương, các Đại sứ quán một số nước để xin đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan, qui hoạch khu dân cư … trong đó có lĩnh vực bảo vệ sử dụng khai thác hợp lý các nguồn lợi sinh vật biển. Sinh vật biển là một mảng quan trọng cấu thành phần hệ thống thực vật đa dạng, phong phú ở nơi đây. Theo thống kê của các nhà khoa học. Vịnh Hạ Long có : 477 loài Mộc Lan, 12 loài Dương Xỉ, 37 loài chim, 200 loài san hô, 36 loài thực vật ngập mặn, hơn 500 loài động vật đáy, 10 loài bò sát, 07 loài cỏ biển, 400 loài cá, bảo vệ, sử dụng, duy trì tốt các nguồn lợi sinh vật biên là một công việc hết sức quan trọng và cấp thiết, quãng thời gian 15 năm trở lại đây Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng trước đây nay là Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với Vịnh Hạ Long nhằm đề ra các phương án bảo vệ, điều tra tổng hợp, lập kế hoạch quản lý, đánh giá các điều kiện về tài nguyên, môi trường, địa chất, mức độ ô nhiễm… để giúp Ban quản lý có những biện pháp hữu hiệu đề xuất với địa phương và các tổ chức trong, ngoài nước nhằm xin đầu tư về vật chất, kỹ thuật để từ đó có những biện pháp bảo vệ tốt, duy trì sự phát triển bền vững của các hệ sinh vật biển. Trong đó có các loài San hô biển. San hô ở Vịnh Hạ Long có khoảng hơn 200 loài; San hô có đặc điểm chung là cónhiều hình, thể dạng khác nhau, màu sắc, cơ thể cũng vậy. Chúng sống thành từng tập đoàn ở độ sâu từ 2m - 7m,nhiệt độ dao động từ 220C - 270C. Tập trung chủ yếu ở các Vũng, Vịnh, tùng, áng, hẻm nhỏ, nơi phân bổ san hô chỉ các bờ từ 150 - 200m (ở Việt Nam), thức ăn của chúng là các loài sinh vật phù du có trong nước biển, kể cả các loài cá, giáp xác sinh sản bằng cách đẻ trứng, nhiều loài san hô có xúc tu dài từ 10 - 20cm trông rất uyển chuyển, mền mại với nhiều màu sắc rực rỡ (xanh nhạt, đỏ, nâu, tín, vàng ..) hoặc có những loài có pô lúyp (xúc tu) rất ngắn chỉ bằng 0,2 - 0,5mm mà mắt thường không nhìn thấy được. Rạn San Hô là những nguồn lợi rất có giá trị. Chúng cung cấp thức ăn và là nơi trú ngụ cho các loài cá biển,  Tôm Hùm, các loài thân mềm, trong San Hô có nhiều hoạt chất dùng để bào chế ra các loài dược liệu quí, xác San Hô chết là loài vật liệu xây dựng những công rình ở ven biển rất tốt, ngoài ra San Hô còn có tác dụng bảo vệ bờ biển và trở thành điểm thăm quan thích thú cho những du khách có nhu cầu đi du lịch biển và chọn hình thức lặn biển. Vịnh Hạ Long đã và đang trở thành điểm đến cho rất nhiều du khách trong và ngoài nước cho nên việc tác động của ngành du lịch không khói đã có những ảnh hưởng không nhỏ đe doạ nghiêm trọng đến tính bền vững của các hệ sinh vật biển trong đó có các loài San Hô như : Việc đánh bắt hải sản mang tính huỷ diệt, khai thác quá tải, ô nhiễm môi trường, lắng đọng trầm tích …

                                                          

Đầu năm 2005 Viện Tài nguyên và Môi trường biên đã giao cho Tiến sỹ Nguyễn Văn Quân làm Chủ nhiệm Đề tài : "Nghiên cứu thử nghiệm trồng phục hồi San Hô tại vùng biển Vịnh Hạ Long" tham gia đề tài còn có các cán bộ thuộc Viện và Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Nguồn kinh phí của đề tài được hỗ trợ từ tổ chức quỹ người dân vì các loại bị de doạ và tổ chức bảo tồn thiên nhiên Rufford - Vương Quốc Anh. Thời gian thực hiện Đề tài là 12 tháng bắt đầu từ tháng 2/2005 và kết thúc tháng 2/2006.

* Mục tiêu của đề tài đặt ra là :

Nghiên cứu các phương pháp trồng thử nghiệm tối ưu tại các vùng sinh cảnh rạn San Hô khác nhau.

- Nghiên cứu một số điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự phục hồi của San hô.

- Quan sát sự phục hồi của nguồn lợi cá sống ở Rạn (loại cá có màu sắc đẹp như cá Bò, cá Bướm, các Chình, cá Khoang Cổ, cá Nóc, cá Mao Tiên …) sau đó sẽ công bố kết quả trên các phương tiện truyền thông như Báo -  Tạp chí TW, địa phương.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương vùng ven Vịnh Hạ Long cụ thể tập trung vào số lượng khách du lịch thông qua việc xây dựng một số panô tại bến tàu khách du lịch Vịnh Hạ Long,  phát các tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rạn San Hô, phát quà (cấp sách, tài liệu, vỡ có in hình một số loài sinh vật biển) cho 100 học sinh và có một số buổi học ngoại khoá cho các em học sinh thuộc trường nổi Cửa Vạn giới thiệu về lợi ích của các loài San Hô và tính cấp thiết bảo bệ chúng.

Cuối cùng các kết quả thu được của Đề tài sẽ được ứng dụng vào công tác phục hội tái tạo nguồn lợi rạn San Hô vùng Vịnh Hạ Long và nhân rộng ra các vùng biển khác, cũng như tạo tiền đề cho các hướng nghiên cứu    triển khai thuộc lĩnh vực sinh thái học phục hồi duy trì nguồn giống ở khu vực này.

                                              

* Phương pháp trồng San Hô:

Chọn địa điểm là các cùng Vịnh nhỏ kín gió, dòng chảy hỏ, điều kiện thích hợp, không bị ô nhiễm … các thợ lăn dùng thiết bị lặn (Scuba) như Quần áo người Nhái, chân Vịt, bình khí, mũ, găng tay để lặn sâu xuống độ sâu từ 5 - 7m mang theo các trang thiết bị phục vụ cho việc trồng, cấy nhân tạo San Hô. Có 3 phương pháp trồng chủ yếu là :

- Trồng giàn thép các lưới sắt B40 được hàn chắc trong khung kết cấu dạng hình chữ nhật; mỗi giàn bằng 0,5m2 đặt thành cụm; 5 giàn/cụm rồi cài đặt các cá thể, tập đoàn San Hô lên.

- Sử dụng giá thể là ống như PVC cỡ f140 có thể là các khối bê tông đúc sẵn hình mâm sôi nặng 25kg. San Hô được cắm vào phía chân các lỗ ống nhựa.

- Sử dụng giá thể dạng vòm bê tông và giá thể có nguồn gốc từ sành sứ, gạch nung.

                                           

Những phương pháp trên đã được các nước trong khu vực Đông Nam á như Thái Lan, Philipin và đặc biệt là úc áp dụng và thu được kết quả tốt. Nguồn giống được lấy tại chỗ, các công việc khác cũng được thực hiện liên hoàn như đo các yếu tố về nhiệt độ, độ mặn, PH, sự lắng đọng trầm tích ở chân rạn, các địa điểm thử nghiệm là nơi đã có sự xuất hiện và sinh sống của San Hô, nhưng do sự tác động của con người và ngoại cảnh đã làm chúng bị huỷ diệt.

* Kết quả ban đầu của Đề tài:

Trong chuyến thực địa tháng 4/2005. Tổng số 454 tập đoàn San Hô thuộc25 loài tạo rạn đã được lựa chọn và trồng tại các Đảo Hang Trai, Đầu Bê, Đảo Long Châu, những địa điểm trên đã áp dụng đủ 3 phương pháp trồng. Trong chuyến thực địa tháng 7/2005, các cán bộ thực hiện đề tài đã quan sát tỷ lệ sinh trưởng của San Hô được trồng từ tháng 4/2005 cho thấy tỉ lệ San Hô sống đạt 85%, đã thấy xuất hiện một số loài Cá, Giáp xác nhỏ đến sinh sống quanh rạn nhận tạo này. Cũng trong đợt này tiến hành trồng mới tại các điểm mới như : Vạn gió, Trà giới, Cống đỏ.

* Các hoạt động động của hợp phần nâng cao nhận thức cộng đồng.

Đề tài đã cho xây dựng 01 panô tại bến du lịch Hạ Long; tặng quà (đồ dùng, thiết bị học tập có in hình sinh vật biển) cho các em học sinh và thầy cô giáo của trường cấp I Cửa Vạn, tổ chức một số buổi học ngoại khoá cho học sinh về ý nghĩa của việc bảo vệ San Hô. Phối hợp với bộ đội Biên phòng, ngư dân, Ban Quản lý Vịnh để bảo vệ các địa điểm thực hiện Đề tài, trong thời gian thực hiện. Đề tài đã nhận được sự ủng hộ giúp đõ rất nhiệt tình của cán bộ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Cán bộ chiến sỹ một số Đồn, Trạm Biên Phòng và Bà con ngư dân. Đặc biệt là Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Đơn vị trực tiếp quản lý - khai thác - giữ gìn di sản thiên niên quí báu này.

Hiện tại Bộ Văn hoá thông tin đã đồng ý để cho các Nhà khoa học và Vịnh Hạ Long khẩn trương lập hồ sơ để trình Tổ chức Văn hoá khoa học, Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị đa dạng sinh học, trong đó không thể bỏ qua phần các loài San Hô sinh sống tại đây.


                     TS. Nguyễn Văn Quân và các đồng nghiệp đang trồng san hô tại Vịnh Hạ Long

Theo Tiến sỹ Quân việc trồng thử nghiệm nếu có kết quả tốt, nguồn giống sau này sẽ không lấy ở ngoài tự nhiên mà được nuôi cấy nhân tạo trong các phòng thí nghiệm rồi mới đem ra hiện trường. Như vậy sẽ có nhiều thời gian để theo dõi, xử lý, rút kinh nghiệm, và nguồn giống sẽ được đáp ứng một cách chủ động hơn, Ông Ngô Văn Hùng : Trưởng ban Quản lý Vịnh  cho rằng: Đề tài này đã mở ra một hướng nghiên cứu đột phá mới rất thiết thực đang được Vịnh Hạ Long rất quan tâm mà chưa tìm ra lời giải.        Việc phục hồi các nguồn lợi sinh vật biển đã được chúng tôi rất quan tâm như : Cá, thân mềm (Sò huyết, Trai ngọc), Rừng ngập mặn, Rong, Cỏ biển, San Hô đã bị đe doạ và mất đi một cách nhanh chóng, việc làm mất đi thì dễ còn khôi phục lại thì cực kỳ khó khăn. Ban Quản lý Vịnh hy vọng các Nhà khoa học của Viện sớm thực hiện Đề tài có kết quả để chuyển giao kỹ thuật, phương pháp cho địa phương để trong thời gian không xa, San Hô lại được sinh sống ở những nơi đã mất; góp phần không nhỏ cho sự đa dạng sinh học cao làm tăng thêm giá trị to lớn của Di sản thiên nhiên thế giới.

 

Tác giả: Nguyễn Trọng An

Category: My articles | Added by: sinhlx (2011-07-21)
Views: 858 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Mời xem chi tiết tại http://bienxanh.net