Trang chủ
Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Tổng số truy cập:
56.831

Publisher

Main » Articles » My articles

CON MÓNG TAY LOÀI HẢI SẢN QÚY Ở VÙNG BIỂN GIAO THUỶ - NAM ĐỊNH

CON MÓNG TAY LOÀI HẢI SẢN QÚY Ở VÙNG BIỂN GIAO THUỶ - NAM ĐỊNH

          Là một trong ba Huyện của Tỉnh Nam Định có diện tích tiếp giáp với Biển (cùng với Huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng). Khoảng10 năm trở lại đây chính quyền và nhân dân Địa phương các xã ven biển của Huyện Giao Thuỷ đã biết tận dụng, khai thác phát huy những thế mạnh của vùng ven biển vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Huyện nhà. Như : Quy hoạch bảo tồn Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là một trong những vùng đất ngập nước điển hình ở nước ta và khu vực Đông Nam Á đang được qui hoạch bảo vệ nhằm lưu giữ bảo tồn các hệ động thực vật quý hiếm phát triển du lịch sinh thái; bãi biển Quất Lâm có chiều dài 3km với nhiều công trình mọc lên như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng rất sầm uất và nhộn nhịp đã thu hút không ít các du khách từ Thu đô Hà Nội, Nội tỉnh Nam Định và các tỉnh khác về thăm; đến các Xã ven biển chúng ta còn tận mắt chứng kiến cảnh nhộn nhịp của những làng quê, Chợ, Trung tâm, Thị trấn, Thị tứ và những diện tích mặt biển rộng hàng trăm Ha của ngư dân dành cho việc nuôi con Ngao. Con Ngao được coi là loài hải sản quí của vùng biển Nam Định đã và đang được ưu chuộng và có mặt ở khắp nơi như Hải Phòng - Quảng ninh, Thanh Hoá - Nghệ An và được xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhờ những con Ngao này mà nhiều Hộ dân đã trở nên giàu có nhanh chóng. Đến đây chúng ta sẽ được gặp rất nhiều các tỷ phú có số vốn hàng tỷ đồng (Họ đa phần còn rất trẻ). Cùng nhiều tài sản vật chất khác. Ngoài con Ngao ra còn một loài Hải sản khác cũng rất quý mà sản lượng ít phân bố không rộng nhưng ăn rất ngon và hình dạng rất đặc biệt đó là con Móng tay.

                                                 

Dân địa phương cứ quen gọi như vậy vì nhìn hình dạng bên ngoài nó giống như những ngón tay, vỏ rất dòn, có màu trắng nhạt pha đen, cơ thể hình tròn vỏ có độ trong cao, con trưởng thành dài từ 8 - 10cm, 2 vỏ rất thẳng bao bọc lấy cơ thể. Con trưởng thành có khối lượng 30 con đến 34 con/100g; nhìn thoáng qua trông chúng giống như các dóng nhựa nhỏ, Móng tay sống ở Vùng bãi triều có nhiều ở các xã Giao Lâm, Giao Lạc, Giao Hải, Giao Xuân, Giao Thiện nơi bãi triều ấy có chất đáy chủ yếu là cát pha màu đen, nước lợ pha nhiều chất phù sa của sông đổ ra. Độ mặn từ 12 - 15%, Móng tay nằm ở độ sâu so với bề mặt từ 35 - 45cm, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài sinh vật phù du ở trong nước biển lúc thuỷ triều dâng lên tràn ngập các bãi mang theo hàng ngàn loài sinh vật được pha trộn lẫn của Biển, của Sông và đất liền. Ngư dân thu hoạch vào lúc nước cạn, lúc này bãi triều trở ra tuỳ theo diện tích khác nhau, do sức thay đổi tuần hoàn của mực nước thuỷ triều. Họ dùng cuốc để cuốc xuống bề mặt rồi nhặt và tìm, nếu con nhỏ họ để lại, việc khai thác diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau; tuỳ theo mực nước thuỷ triều lên xuống (ban ngày, đêm). Nếu là đêm ngư dân thắp điện hoặc soi đèn sáng; mùa khai thác diễn ra mạnh từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch sang mùa đông sản lượng ít hơn. Hiện nay tất cả các diện tích mặt nước ở những Xã kể trên đã có chủ, Họ nhận đấu thầu với chính quyền địa phương theo phương thức trả trọn gói, hay vài năm. Các chủ nuôi cho khoanh vùng làm hàng rào bằng các mảnh lưới mắt nhỏ chất liệu bằng nhựa dẻo, dai; thả chung lẫn với Ngao, làm chời canh thường trực. Rất nhiều nhân công lao động đã có thâm niên làm thuê cho các loại chủ nuôi này nói rằng: Lợi nhuận thu từ con Móng tay này rất cao, ít bị rủi ro, 4 năm về trước giá 1kg loại này chỉ từ 4000 - 7000đ/kg nhưng hiện nay nó đã lên tới 30.000đ thậm chí 37.000đ/kg. Rất nhiều du khách khi ghé qua các quán ăn ven đường thuộc Thị trấn Ngô Đồng (Huyện Lỵ Giao Thuỷ) sẽ được tận mắt chứng kiến và thưởng thức loài Hải sản này. Chủ nhà sẽ chế biến bằng cách: Hấp cách thuỷ, nấu canh chua, sốt, làm nem.

                                               

          Rất mong Bà con ngư dân và chính quyền địa phương ở vùng biển Giao Thuỷ biết sử dụng khai thác hợp lý, đi đôi với việc bảo vệ giữ gìn nguồn giống để loài Hải sản này tiếp tục tồn tại, phát triển.

                                                                         

                                                                           Nam Định, ngày 15/4/2005

                                                                                   Nguyễn Trọng An

Category: My articles | Added by: sinhlx (2011-08-25)
Views: 3598 | Comments: 6 | Rating: 0.0/0
Total comments: 2
2 123  
0
vớ vẩn, lọa này quảng ninh đầy.
và không phải là 30-34con /100g.
mà khi trưởng thành thì 10 con/1kg.

1 sinhlx  
0
Cảm ơn sự đóng góp liên tục của anh An tongue

Name *:
Email *:
Code *:
Mời xem chi tiết tại http://bienxanh.net