Trang chủ
Thống kê

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0
Tổng số truy cập:
56.831

Main » 2011 » August » 31 » Tại sao các rạn san hô tồn tài cùng với sự thay đổi khí hậu ?
6:25 AM
Tại sao các rạn san hô tồn tài cùng với sự thay đổi khí hậu ?

Trong khi nhiệt độ nước biển tầng mặt trong những năm diễn ra hiện tượng EI Nino với đỉnh điểm của nó vào các năm 1997-1998 làm các rạn san hô của 50 quốc gia nhiệt đới trên toàn thế giới bị chết do hiện tượng bạc trắng. Tuy nhiên, một số rạn san hô bị phá hủy. Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở các rạn đốm đã xác định được các yếu tố có tác dụng bảo vệ hệ sinh thái biển này dưới tác động của sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

                                                 

                                                                   Thảm họa thiên nhiên

"Khi nhiệt độ nước biển tầng mặt tiếp tục tăng, sự thay đổi khí hậu toàn cầu được xem là sự đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của các rạn san hô trên toàn thế giới", Tiến sĩ Jordan West công tác tại Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và Rodney Salm thuộc Hội Bảo tồn thiên nhiên ở Honolulu, Hawai đã nhận định như vậy. Các rạn san hô có tính đa dạng sinh học cao nhất và cung cấp cho con người rất nhiều lợi ích từ thực phẩm, thuốc chữa bệnh, bảo vệ bờ biển…cho tới các dịch vụ. Nhóm san hô tạo rạn phụ thuộc phần lớn vào tảo cộng sinh (zooxanthellae) quang hợp để tạo ra chất hữu cơ cho cơ thể hấp thụ. Khi nhiệt độ nước tầng mặt ấm hơn bình thường có thể làm cho san hô bị bạc trắng (chết trắng), điều này có liên quan tới việc giảm sút về số lượng của các sắc tố quang hợp hoặc thậm chí "thải loại" tảo cộng sinh ra khỏi cơ thể san hô.


Nguồn lợi cá rạn san hô

Có một số nguyên nhân giúp cho các rạn san hô vẫn tồn tại trong những năm khí hậu toàn Cầu thay đổi một cách bất thường (ấm lên), West và Salm đã đánh giá các yếu tố có thể bảo vệ các rạn san hô bạc trắng 1997-1998. Đó là: Các yếu tố làm cho san hô chịu đựng tốt hơn với sự thay đổi khí hậu, ví dụ như sự giảm đi của nhiệt độ nước biển mang tính chất cục bộ; Các yếu tố trợ giúp san hô chịu đựng tốt hơn với sự thay đổi khí hậu và tăng khả năng phục hồi sau khi bị bạc trắng.


San hô chết trắng ở nhiều nơi trên thế giới

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra được các yếu tố liên quan tới sức chịu đựng của san hô đối với hiện tượng bạc trắng bao hàm các vùng nước trồi cục bộ và vị trí rạn san hô tiếp xúc với nguồn nhiệt từ mặt trời. Ví dụ vùng biển Bình Thuận của Việt Nam là vùng nước trồi, nơi mà nước biển lạnh ở tầng đáy được đưa lên tầng mặt từ 39oC xuống còn 29oC trong những ngày nóng đỉnh điểm 1997-1998 dẫn tới hiện tượng san hô ở vùng này có khả năng phục hồi tốt hơn hẳn các khu vực khác trên toàn quốc. Thêm vào đó các rạn san hô trồi lên (lộ bãi) vào lúc mực nước thủy triều thất nhất có sức chịu đựng tốt hơn với những thay đổi về nhiệt hơn là các rạn phân bố ở các vùng nước sâu. Điều này đã được minh chứng ở vùng rạn thuộc đảo Palau nơi mà  phần lớn san hô ở phần mặt bằng rạn nhô lên vào thời gian thủy triều xuống thấp
lại ít bị bạc trắng hơn so với các phần rạn khác phân bổ ở vùng nước biển dưới. Các yếu tố sinh học liên quan tới sức chịu đựng của san hô với hiện tượng bạc trắng bao hàm sự đa dạng trong các quần thể san hô sản sinh ra rất nhiều ấu trùng nhờ có dòng chảy bề mặt mà các ấu trùng này được phát tán ra các vùng rạn lân cận.

"Bên cạnh đó, các nhóm cá san hô ăn thực vật chuyên ăn rong tảo bao phủ trên bề mặt của các rạn đã bị phá hủy tạo ra các cá thể tốt cho ấu trùng san hô bám và sinh trưởng". TS Nguyễn Văn Quân


Ngoài ra, các biện pháp quản lý của con người cũng có tác dụng tích cực ví dụ như việc giảm thiểu các tác động có hại như gây ô nhiễm nguồn nước, các phương pháp đánh cá mang tính hủy diệt dần tới phá hủy các rạn san hô v.v..


Đánh cá bằng mìn làm hủy diệt các hệ sinh thái

Như vậy điều quan trọng là các nhà quản lý rạn san hô cần phải có kế hoạch bảo vệ các rạn đốm còn tồn tại được sau những đợt san hô bị bạc trắng hàng loạt có liên quan tới hiện tượng thay đổi khí hậu. Những rạn này dường như vẫn tiếp tục tồn tại mặc cho sự thay đổi khí hậu có thể vẫn tiếp diễn. Việc thiết lập các khu vực dự  trữ và hệ thống các khu bảo tồn các rạn đốm này sẽ giúp bảo đảm cho hệ sinh thái rạn san hô có khả năng phục hồi sau những đợt bị chết do hiện tượng bạc trắng. Hội Bảo tồn thiên nhiên (Natural Conservation International Honolulu) đang áp dụng kết quả của các nghiên cứu trên nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của san hô sau khi bị bạc trắng ở nước Cộng hòa Palau. Mấu chốt của vấn đề là hệ thống các khu bảo tồn biển của các quốc gia cần được nhanh chóng xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả.


Tác giả: TS. Nguyễn Văn Quân, 2005

Trích: "Tạp chí Bảo Vệ Môi trường - Cục bảo vệ MT- Bộ TN và MT biển"


Views: 795 | Added by: sinhlx | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
Mời xem chi tiết tại http://bienxanh.net