Main » 2012»May»18 » Có thể dùng mô hình toán đánh giá vai trò chắn sóng của RNM ?
1:52 PM
Có thể dùng mô hình toán đánh giá vai trò chắn sóng của RNM ?
Các dải
RNM ở vùng ven biển
Hải Phòng không chỉ
có ý nghĩa to lớn về mặt sinh thái mà còn có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ bờ biển. Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu,
khảo sát bổ sung và
thiết lập mô hình thủy động lực-sóng để mô phỏng các đặc
trưng thủy động lực và
lan truyền sóng trong RNM bằng các công thức của Baptist (2005) và Collins (1972) dựa
trên các đặc điểm cấu
trúc RNM như đường
kính thân, rễ, chiều cao cây, mật độ cây, từ
các kết quả phân tích của mô hình theo các kịch bản khác nhau có thể thấy RNM ở khu vực Bàng La-Đại
Hợp RNM đã làm giảm
mạnh tốc độ dòng chảy
trong các điều kiện bình
thường và
bão với giá trị suy giảm 40-70% giá trị tốc độ dòng chảy.
Vận tốc dòng chảy
ở điều kiện bình thường
và bão nhỏ
trong RNM hầu hết có
giá trị dưới 0,1m/s và dưới 0,15m/s (đối với bão lớn).
Độ cao sóng lớn nhất sau RNM ở khu vực
ven bờ Bàng-La
Đại Hợp trong các điều kiện bình thường chỉ còn khoảng
0,1-0,15m. Hệ
số suy giảm độ cao sóng không biến động nhiều giữa các mặt cắt khác nhau ở khu vực
này và có giá trị
khoảng 0.2-0.45 (mùa
khô) và 0.3-0.6 (vào mùa mưa). Trong điều kiện bão nhỏ,
độ cao sóng lớn nhất sau RNM có giá trị khoảng 0,6-0,8m, hệ
số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0.4. Đối với bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn
nhất chỉ còn
0,8-1,1m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng
0.28.